Đường dẫn truy cập

11/11: London biểu tình lớn ủng hộ Palestine dù chính quyền không muốn


Số người tham gia tuần hành nhiều tới mức mà đầu đoàn người đã về tới điểm tập trung gần Đại sứ quán Hoa Kỳ được cả nửa tiếng mà phần còn lại của đoàn diễu hành vẫn còn tiếp tục tiến về.
Số người tham gia tuần hành nhiều tới mức mà đầu đoàn người đã về tới điểm tập trung gần Đại sứ quán Hoa Kỳ được cả nửa tiếng mà phần còn lại của đoàn diễu hành vẫn còn tiếp tục tiến về.
Hình 1
Hình 1

Hình 1: Hàng trăm ngàn người kêu gọi đình chiến ở Gaza đã xuống đường ở London hôm 11/11/2023 trong cuộc biểu tình ủng hộ Palestine lớn nhất từ khi khu xung đột giữa Israel và Hamas bùng nổ sau vụ Hamas thảm sát hơn 1.400 người dân Israel và bắt cóc hàng trăm người. Bất chấp việc Thủ tướng Rishi Sunak và Bộ trưởng Nội vụ lúc bấy giờ Suella Braverman phản đối, những người tổ chức biểu tình vẫn nhất quyết không hoãn cuộc xuống đường.

Hình 2
Hình 2

Hình 2: Lý do Thủ tướng Anh không muốn có cuộc biểu tình là vì nó diễn ra trong Ngày tưởng niệm những người lính Anh đã ngã xuống trong các cuộc chiến khác nhau. Ông Rishi Sunak nói cuộc biểu tình vào ngày 11/11 thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với sự kiện đầy ý nghĩa. Trong khi đó Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman, người mới mất chức hôm 13/11, đả phá quyết định cho cuộc biểu tình diễn ra của cảnh sát.

Hình 3
Hình 3

Hình 3: Cảnh sát đô thành London hoạt động độc lập với chính quyền và làm theo luật chứ không theo chỉ thị của các chính trị gia. Người đứng đầu cảnh sát đô thành, Sir Mark Rowley, nói luật chỉ cho phép cấm biểu tình nếu có cơ sở để khẳng định sẽ có nguy cơ rối loạn nghiêm trọng. Ông Rowley nói không có cơ sở để nói như vậy nên ông không thể ngăn cản biểu tình.

Hình 4
Hình 4

Hình 4: Thực tế cuộc biểu tình của hàng trăm ngàn người đã diễn ra trong hoà bình hôm 11/11. Hơn 100 người bị cảnh sát bắt, phần lớn là những người của phe cực hữu toan phá đám biểu tình ủng hộ Palestine. Người ta cũng đổ lỗi cho bà Bộ trưởng Nội vụ đã mất chức viết bài chê trách cảnh sát trên báo khiến phe cực hữu được cớ xuống đường thách thức cảnh sát.

Hình 5
Hình 5

Hình 5: Trực thăng của cảnh sát luôn dõi theo các hoạt động ở trung tâm London. Một phóng viên BBC có mặt tại phòng trực tiếp theo dõi tình hình trên đường phố ở London nói các hình ảnh từ trực thăng chuyển về rõ tới mức người ta có thể thấy cốc bia của một người đang bị theo dõi được uống cạn tới đâu. Tôi cũng phải dùng ống kính Sony 400mm mới có thể chụp được dòng chữ cảnh sát trên trực thăng mà mắt thường không nhìn thấy.

Hình 6
Hình 6

Hình 6: Những người biểu tình nói hàng ngàn trẻ em đã thiệt mạng trong hơn một tháng Israel tấn công Gaza. Họ cũng tố cáo Israel đô hộ các vùng đất của Palestine trong đó có cả Bờ Tây và Đông Jerusalem từ hàng chục năm nay. Trong số các khẩu hiệu người biểu tình hô có “One, two, three, four, occupation no more; five, six, seven, eight, Israel is a terrorist state”, tạm dịch là “một, hai, ba, bốn, cắt tận rốn chế độ chiếm đóng; năm, sáu, bảy, tám, Israel là đám khủng bố”.

Hình 7
Hình 7

Hình 7: Cuộc biểu tình ôn hoà tới mức nhiều người mang theo trẻ con và cả thú cưng. Truyền thông Anh nói có lúc đoàn người trải dài gần 4km từ khách sạn Hilton trên Park Lane tới Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Nine Elms.

Hình 8
Hình 8

Hình 8: Một số người biểu tình cầu nguyện trong lúc cuộc tuần hành diễn ra. Tôi thấy người biểu tình cầu nguyện ngay cạnh ga tàu ngầm, bên cạnh xe chắn đường của cảnh sát và trong ảnh này là trên cầu Vauxhall, cách Đại sứ quán Hoa Kỳ không xa.

Hình 9
Hình 9

Hình 9: Số người tham gia tuần hành nhiều tới mức mà đầu đoàn người đã về tới điểm tập trung gần Đại sứ quán Hoa Kỳ được cả nửa tiếng mà phần còn lại của đoàn diễu hành vẫn còn tiếp tục tiến về. Một số người biểu tình tố cáo Israel là chế độ phân biệt chủng tộc khi người Israel được ưu đãi còn người Palestine bị chia ra làm nhiều dạng khác nhau để có cách đối xử khác nhau. Người biểu tình tố cáo có một số khu ở Israel người Palestine không được phép tới trong khi người định cư Do thái tiếp tục chiếm đất của người Palestine ở Bờ Tây, nhiều khi dùng tới cả bạo lực để đẩy người Palestine khỏi vùng đất của họ.

  • 16x9 Image

    Nguyễn Hùng

    Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995 cho tờ Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000, trở thành phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua trang Facebook - https://www.facebook.com/haynhi3005/. Các bài viết của Nguyễn Hùng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG